THỜI ĐIỂM CẮT TỈA CÀNH CÀ PHÊ ĐỂ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây cà phê

Cắt tỉa cành là kỹ thuật tạo hình quan trọng và cần thiết trong quá trình chăm sóc cây cà phê giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh cho năng suất cao. Khi cắt tỉa cành hợp lý cây sẽ cho năng suất cao, phục hồi nhanh, cho trái lớn hơn và hạn chế được một số sâu bệnh cho vườn cà phê. Sau đây là kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê sau mỗi đợt thu hoạch đảm bảo chất lượng trái ở vụ sau.

Thời điểm cắt tỉa

Cây cà phê có 2 thời điểm cắt cành: Cắt ngay sau khi thu hoạch xong để cây khỏi mất sức và vào giữa mùa mưa khoảng tháng 6 hoặc 7 dương lịch cắt sơ lại một lần nữa.

Những cành cần được cắt tỉa ngay

Những cành khô, cành không có lá, cành già cỗi không còn khả năng cho trái hay những cành bị sâu bệnh thì cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Cành thứ cấp mọc hướng vào bên trong tán lá mà không hướng ra ngoài, những cành mọc thẳng đứng hướng lên trên hoặc bên dưới những cành này cần phải được loại bỏ hết nếu không nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo hình cũng như thu hoạch sau này, cành mọc thành chùm cũng cần phải loại bỏ ngay luôn.

Loại bỏ luôn những cành thứ cấp nằm bên trong tán để tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào bên trong tán cây để vườn cây thông thoáng hơn giảm được sâu bệnh gây hại.

Với những cành già vẫn còn khả năng cho trái thì cắt ngắn lại những cành đã mang trái để cây tập trung chất dinh dưỡng vào những cành thứ cấp bên trong có khả năng cho quả sai hơn chất lượng hơn.

Đợt cắt tỉa cành lần thứ 2 diễn ra vào thời điểm tháng 6 – 7 là thời điểm mùa mưa khi cây đã được phục hồi đầy đủ và đang trong thời kì nuôi trái, bà con cần tiến hành việc cắt cành rồi tỉa thưa thoáng cho cây.

Loại bỏ hết những cành vô hiệu còn sót ở đợt cắt cành lần thứ nhất, những cành sâu bệnh cần loại bỏ hết chừa lại những cành khỏe để nuôi dưỡng cho mùa sau. Nên cắt tỉa vừa phải, không tỉa quá nhiều sẽ khiến cho cây giảm năng suất trong vụ sau.

Khi tỉa thưa cho cây hãy loại bỏ hết những cành mọc ngược và những cành thẳng đứng, cành mọc chen chúc nhau trên cùng một đốt và những cành mọc trong cùng của tán lá.

Với vườn cà phê trong thời kì kiến thiết cơ bản thì không nên quá chú trọng đến công đoạn làm cành mà chỉ nên chú trọng đến việc tạo hình cho cây nhiều hơn.

Trong quá trình cắt bỏ bớt cành cần chú ý đến những cành cây đang có dấu hiệu bị dị dạng như cong queo hoặc là xuất hiện những màu sắc khác thường thì cần phải loại bỏ nó ngay.

Khi cắt cành không được cắt quá sát gốc lá mà cách ra khoảng 2 – 3 cm, sử dụng kéo sạch không có vướng những mầm bệnh hay kéo vừa cắt cành ở những cây bị sâu bệnh để hạn chế tình trạng lây lan.

Tạo tán cho cây

Tiến hành tạo mới tán cây bằng cách cắt ngắn toàn bộ hoặc một phần cành mang trái, sâu vào phía trong tán, chỉ chừa lại các đoạn cành dài khoảng 30cm (phía trên) và 50cm (phía dưới) theo hình nón cụt, trên nhỏ dưới xòe. Các đoạn cành còn lại sẽ phát sinh hàng loạt các cành thứ cấp mới. Nên tỉa bỏ các cành mọc quá dày để lại nuôi trên mỗi đoạn cành cũ 1 – 3 cành tơ mới, sau này sẽ phát triển tạo thành một bộ tán mới, khả năng cho trái nhiều và bền hơn.

Lưu ý khi cắt tỉa cây cà phê

Điều quan trọng nhất sau khi tỉa cành tạo tán cà phê đó chính là: Cần cung cấp nước tưới, phân bón cho cây để cây tổng hợp và phát triển tốt nhất. Điều này giúp cây nuôi mầm và cho hoa cũng như trái sai, tăng năng suất và tăng kinh tế.

Đặc biệt, cần theo dõi sự phát triển của cây, khi cây bị sâu bệnh, cần kịp thời cứu chữa.

Cắt tỉa cành đúng kỹ thuật để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển và cho ra nhiều trái.

Những cành cần cắt ở bất cứ thời điểm nào là :

1 : Cành khô , chết , cành không lá

2 : Cành dưới hoặc bằng ba cặp lá , cành khoảng 5 cặp hoa nhưng dưới 3 cặp lá

3 : Cành bị sâu , bị ve cắn , bị gãy

4 : Cành bị cắt nhầm , cành đâm vào thân , đâm xuống đất , đâm lên trời

5: Cành có dấu hiệu bất thường như cong queo , dị dạng lá màu vàng , đỏ , trắng …

6 : Cành đơn cách xa thân >= 1 m , cành vươn lên cao > 2 m , bất cứ cành nào cách thân >= 1.5m

7 : Cành nằm ở vị trí tối rậm rạp , dày cành .

8. Làm sạch cành tăm ở phần chính giữa ngọn, nên để thoáng hoàn toàn cách xung quanh ngọn bán kính 40 cm. Cắt tỉa cành kịp thời làm cho cây hồi phục nhanh hơn, chùm hoa to hơn và hạn chế được sâu bệnh cho vụ sau, nhất là rệp sáp, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng cây bị khuyết tán… 

9. Nếu là cà KTCB thì nên hãm ngọn ở độ cao 1m4 đén 1m6, lúc này cây cà tập trung nuôi những đã có. Vào mùa mưa cà KTCB đang ít hoặc không có cành tăm thì ta tiến hành ngắt bõ lá già ỡ phần sát thân cũa mỗi cành, mục đích là kich thich cây đẻ cành tăm ở sát gốc cũa mỗi cành,lúc cà thu đc khoảng 3 năm lúc này cây cà đã phát triễn ỗn định thì tiến hành đễ chồi vượt thêm khoảng 30cm nữa túc là lúc này cây có chiều cao 1m7 hoặc 1m9, lúc này tiến hành nuôi tán lúc cây cà đến kinh doanh thì cây cà cao khoảng 2m đến 2m3 là vừa.

10. Đối với cà phê KTCB khi cắt cành thì phải cẩn thận ko nên vặt trụi lủi vì thấy ko có chút hoa quả nào trên đó như thế là sai. Phải cố gắng hình thành tầng tán ở bên dưới thật tốt, việc vặt cành tăm nhưng phải duy trì cành thứ cấp hiệu quả để cho hoa quả vụ sau.

Với cà phê KD, theo tôi nên tiến hành cắt cành 3 lần trong năm:

Lần 1: sau khi thu hoạch, chỉ cắt những cành khô, cành bệnh nhìn chung là cắt nhẹ (lý do gió tây nguyên các bạn biết rồi đấy) lá còn xanh mà rụng trạt ra ở cuối lô nơi cuối gió. cành thì trơ trụi.

Lần 2: cắt cành khoảng cuối tháng 2 đầu 3. khi mà hoa quả các đợt đã ra hết, quả được hình thành, khi đó ra cắt đau và loại trừ cành tăm, cành vòi voi, cành vô hiệu

Lần 3: là cắt cành tăm vào giữa mùa mưa, có tác dụng làm vườn cây thông thoáng, tránh bệnh vặt cành tăm để tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu hiệu Còn tất nhiên rồi, việc vặt chồi, chồi vượt là việc của cả năm mà.

11. Sau thu hoạch là bạn phải tỉa những cành đã hái trái và không cho trái, cắt bỏ

– Ở những chỗ trống trên cây chỗ cành còn một vài cặp lá bạn phải để lại để tạo hình tạo tán cho cây

– Giữa mùa mưa những cành quay ngang quay vào bạn phải tỉa bỏ và để nhũng cành xuôi phát triển năm tới ra quả.

– Trước thu hoạch bạn tỉa lại một lần nữa để xác định tay ra quả năm tới và để thông thoáng cho người thu hái dễ nhìn chùm quả.   Cây cà phê cấm ngọn cần phải 3 đến 4 tầng thì mới có năng suất, nếu để ô dù là không có năng suất.

– Tùy theo cây để mình cắt, những cây tốt rậm rạp thì nên cắt nhiều để cho thoáng cây để cây quang hợp được tốt, tránh được sâu bệnh (chúng ta đừng nương tay vì cây cà phê có cắt thì nó mới phát nhiều), đối với những cây xấu, ít cành thì những cành chỉ nên cắt những cành khô thôi.

– Phải thường làm cành tăm và bẻ chồi.

Kỹ thuật nuôi cành cà phê đúng cách

Cà phê thường cho hoa và trái trên cành, nếu cành càng dài, số lượng hoa và trái sẽ càng nhiều. Chính bởi vậy, nuôi cành chính là một trong những điều quan trọng khi trồng cây này mà bạn cần biết.

Vậy thì, nuôi cành cà phê thế nào?

Đầu tiên, bạn chọn nuôi các cành chính, mọc từ thân, khỏe mạnh, thẳng và ít sâu bệnh. Tiếp đó, tính toán khoảng cách giữ lại các cành để tạo tán cây. Những cành mọc không đúng hoặc mọc thẳng, bạn có thể cắt bỏ đi. Ở công đoạn này, nên dùng dao kéo cắt chuyên dụng để đảm bảo vết cắt không bị xước đau hoặc hỏng.

Hỗ trợ nuôi cành bằng bón phân, tưới nước đầy đủ để đảm bảo chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, nếu cành bạn nuôi được mọc thêm nhiều ngọn, hãm ngọn bằng cách tỉa bớt những ngọn kém chất lượng.

– LIÊN HỆ :

Fanpage: https://www.facebook.com/bectuoithanhphat/

Địa chỉ: 203 – 205 Điện Biên Phủ, Tp. Buôn Thuột, Tỉnh

Daklak Holine tư vấn: 0905 092025 – 0932 577755

Holine đặt hàng; 0262 3816158 – 0262 3677688

Email: thanhphat.phongkd1@gmail.com

Website: https://becthanhphat.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *